Bước sang tuần thai thứ 2, mẹ cứ thoải mái tận hưởng niềm hân hoan có tin vui. Dù thai 2 tuần nhưng thời điểm này chưa phải lúc quá lo lắng về phôi thai của bạn bởi mất thêm một thời gian nữa thai nhi mới thực sự hình thành.
Cùng với sự phát triển của phôi thai, cơ thể người mẹ sẽ nhận thấy một vài dấu hiệu thay đổi phức tạp với não bộ và cơ quan sinh sản. Cảm giác không cụ thể nhưng cứ “bứt rứt khó chịu thế nào ấy”.
Mẹ tiến thêm một bước trong hành trình mang thai
Tuần này, cơ thể mẹ vẫn đang tích cực chuẩn bị để mang thai. Thời điểm hiện tại được xem là bước khởi đầu quan trọng cho sự phát triển của thai nhi sau này.
Dù bé vẫn chưa thực sự xuất hiện, những quả trứng của mẹ vẫn đang tiếp tục phát triển để kịp chín vào ngày rụng trứng. Có khoảng 150 quả trứng sắp chín, nhưng chỉ 1 trong số chúng đạt được sự hoàn hảo vào đúng thời điểm rụng trứng xảy ra. Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, 1 trong 2 buồng trứng sẽ thực hiện trách nhiệm giải phóng trứng. Quả trứng có kích thước chưa đến 1/100cm nên chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Dấu hiệu có thai sau 2 tuần dễ nhận biết
Những dấu hiệu khang khác so với bình tường ở tuần thai thứ 2 báo hiệu bạn đang có thai:
- Tăng nhiệt độ cơ thể
- Bầu vú sẽ cương, sưng, nhũ hoa có màu sậm
- Chảy máu vùng âm đạo hoặc chuột rút
- Buồn nôn, mệt mỏi ở tuần thai thứ 1
- Tiểu nhiều hơn trong ngày
- Que thử thai 2 vạch
Thai 2 tuần tuổi đã vào tử cung chưa?
Việc biết chính xác thai nhi 2 tuần đã vào tử cung chưa sẽ giúp những người lần đầu làm mẹ yên tâm hơn. Theo lý thuyết, phải mất từ 7-10 ngày sau khi trứng gặp tinh trùng và làm tổ thì thai mới đi vào tử cung. Tuy nhiên, đây chỉ là điều kiện cần, thể trạng của mẹ bầu có tốt hay không mới là điều kiện đủ quyết định thời điểm thai vào tử cung.
Vẫn có những trường hợp phải mất từ 12-14 ngày để thai tiến vào tử cung của mẹ. Bên cạnh đó, vì rất khó có thể xác địn chính xác ngày rụng trứng nên hầu hết các bác sĩ sản khoa sẽ tính tuổi thai nhi dựa trên ngày kinh cuối cùng, và cách tính này sẽ “xê xích” từ 1-2 tuần.
Có bầu 2 tuần có được quan hệ không?
Có thai 1 tuần, 2 tuần thậm chí tới gần ngày chuyển dạ mẹ vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường. Quan trọng là chọn tư thế quan hệ sao cho phù hợp với từng giai đoạn mang thai. “Chuyện ấy” khi mang thai không gây sảy thai mà còn mang lại những lợi ích tích cực cho cả mẹ và bé. Mẹ đạt khoái cảm, bé được ru ngủ êm ái.
Có thai tuần thứ 2 nên ăn gì?
Trong những tuần đầu mang thai, bác sĩ thường khuyên bạn nên uống a-xít folic. Bổ sung dưỡng chất này là rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu folic như các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu. Trong tháng đầu mang thai, tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…
Mang thai 2 tuần siêu âm có thấy không?
Siêu âm ở thời điểm 1-2 tuần đầu khi mới mang thai là không nên, siêu âm quá sớm thì chưa thể biết chính xác bạn đã có thai hay chưa và thai ở tình trạng như thế nào. Kích thước thai nhi 2 tuần tuổi chưa thể hiện rõ ràng ngay cả khi siêu âm đầu dò. Mẹ nên đợi thêm khoảng vài tuần nữa, thời điểm lý tưởng nhất cho lần siêu âm đầu tiên là khoảng tuần thai thứ 7-10.
Có thai 2 tuần uống thuốc tây có sao không?
2 tuần đầu thai kỳ, nếu phôi thai vẫn còn đang lơ lửng di chuyển tới vòi trứng và chưa kịp vào tử cung thì thai nhi vẫn chưa chịu nhiều tác dụng của thuốc tây nếu chẳng may mẹ uống. Nhưng nếu thai đã làm tổ ở buồng tử cung thì sẽ có tác động không tốt. Để biết chính xác mức độ ảnh hưởng mẹ cần khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để xác định được tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai.
Mới mang thai có đau lưng không?
Đau lưng cũng là một trong những biểu hiện mang thai sớm nhất. Dây chằng ở lưng sẽ bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo và các cơ quan ở lưng phải hoạt động tích cực hơn để chuẩn bị sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của thai nhi. Điều này dẫn đến những cơn nhức mỏi dọc theo sống lưng và chúng thậm chí càng thêm khó chịu khi thai nhi lớn dần. Cảm giác đau lưng này khá giống với cảm giác trước mỗi kỳ kinh.
Tâm lý khi mới mang thai của bà bầu
Hồi hộp, đôi khi ngờ vực, lo sợ, tình cảm lẫn lộn…đó là những cảm xúc lẫn lộn của những người lần đầu làm mẹ. Niềm vui vỡ hòa, hạnh phúc tột cùng khi que thử thai báo hai vạch. Nhưng xen lẫn vào đó cũng là cảm giác lo sợ, băn khoăn không biết hành trình phía trước sẽ là sao.
Tâm lý bà bầu sẽ thoải mái hơn khi cảm nhận được sự chia sẻ của người chồng, của cha mẹ và họ hàng xung quanh. Khi cân bằng được cảm xúc, mẹ bầu sẽ có cảm giác háo hức với bản năng làm mẹ.
Mẹ cần chuẩn bị gì?
Để chào đón thiên thần nhỏ theo cách hoàn hảo, không chỉ mẹ mà cả bố cũng phải chủ động và tích cực hơn trong tất cả mọi chuyện, từ việc ăn uống lành mạnh, từ bỏ những thói quen xấu cho đến việc lên kế hoạch hoàn hảo cho việc “yêu”.