Tuần về đích, bé có thể nặng tới 3,6 kg và dài hơn 50cm. Bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về việc kích sinh hoặc can thiệp nếu quá tuần thai mà bé chưa chào đời. Ngoài ra, mẹ cần chú ý nếu chuyển động của bé chậm lại hoặc có dịch chảy ra từ âm đạo
Sự phát triển của thai nhi
Ở tuần thai thứ 40, bé dài 50cm, tiếp tục lớn và có thể nặng đến 3,6kg. Bé đã lớn và không thể ở mãi trong bụng mẹ được. Vì sự an toàn của bé, bác sĩ có thể đề cập với mẹ về việc “kích sinh” nếu bé vẫn chưa muốn ra đời trong tuần tới.
Hầu hết các bác sĩ sẽ không để quá hai tuần từ ngày dự sinh của mẹ vì như thế sẽ đặt hai mẹ con vào nguy cơ biến chứng cao. Chỉ một số rất ít phụ nữ có thai kỳ dài hơn ba tuần từ ngày dự sinh. Những bé sinh ở 42 tuần trở đi thì da có thể bị khô và thường quá cân nặng chuẩn.
Thời gian chờ sinh lâu cũng gia tăng khả năng nhiễm trùng tử cung có thể gây nguy hiểm cho bé hoặc gây chết non. Ngoài ra, thai quá tuần dễ bị gia tăng tổn thương khi sinh thường và tăng gấp đôi khả năng bạn phải sinh mổ.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 40?
Hẳn mẹ không khỏi lo lắng khi ngày sinh đến và qua đi mà mẹ vẫn còn mang thai, nhất là khi gia đình và bạn bè đều quan tâm gọi điện hỏi thăm. Đừng bực bội vì khi thời điểm đến, mẹ sẽ tự chuyển dạ trong tuần này, nếu không mẹ sẽ được giục sinh vào tuần tới hoặc sớm hơn.
Cách giục sinh mà bác sĩ sẽ sử dụng tùy thuộc vào tình trạng cổ tử cung của mẹ. Nếu cổ tử cung chưa bắt đầu mềm, mỏng ra, hoặc giãn ra (mở) thì được coi là “chưa chín”, hoặc chưa sẵn sàng cho chuyển dạ. Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ dùng hormone hoặc phương pháp cơ học để làm “già” cổ tử cung của bạn trước khi can thiệp.
Đôi khi những cách này tạo ra sự trở dạ đột ngột. Tùy vào tình trạng của mẹ, tiến trình có thể gồm làm mòn hoặc làm rách lớp màng nhầy hoặc sử dụng các loại thuốc như oxytocin (Pitocin) để bắt đầu các cơn co thắt. Nếu những biện pháp trên không hiệu quả, mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ.
Trong thời gian này, hãy báo ngay cho bác sĩ nếu chuyển động của bé chậm lại hoặc có dịch chảy ra từ âm đạo.